Danh mục
Hầu hết các biện pháp điều trị các tổn thương tăng sắc tố ở thượng bì là phá bỏ như sử dụng tuyết carbon, lột bằng acit tri –clo-a-xe-tic..v..v. Các biện pháp này đôi khi gây ra các sẹo giảm sắc tố hoặc sẹo tăng sắc tố, sẹo teo hay sẹo quá phát. Các hoá chất như hydrroquinone gây ức chế các men oxy hoá chuyển tyrosine thành DOPA trong tế bào sắc tố đem lại kết quả điều trị tốt ở một số trường hợp. Tuy nhiên phương pháp này có thể gây biến chứng mất sắc tố không hồi phục ngay cả ở những vùng xa với tổn thương.
1. Những laser được sử dụng điều trị thương tổn sắc tố da và xóa xăm bao gồm:
- Laser bước sóng liên tục (Continous-Wave Laser – CW Laser): CW argon laser (488 và 514 nm), CW dye laser (577 và 585 nm), CW krypton (521–530 nm), quasi-CW copper vapor laser (510 và 578 nm), erbium (2.940 nm) và CO2 (10.600 nm) laser.
- Q-Switched Lasers: 532-nm frequency-doubled Q-switched Nd:YAG, 694-nm ruby, 755 nm alexandrite, 1064 nm Nd:YAG.
- Pulsed-Dye Laser
- Long-Pulsed Nd: Yag Lasers Bước sóng 1064 và 1320
- Q-Switched Lasers: 532 nm và 1064 nm (Laser Toning)
2. Chỉ định điều trị thương tổn tăng sắc tố da:
Có nhiều loại thương tổn sắc tố, thay đổi theo số lượng, độ sâu và mật độ của melanin. Lựa chọn phương pháp điều trị tùy thuộc vào vị trí sắc tố (thượng bì, trung bì hay hỗn hợp). Những thương tổn sắc tố đáp ứng tốt với laser gồm tàn nhang, nevus Ota, nevus Ito, và “blue” nevus. Kết quả thay đổi khác nhau khi điều trị Dát café sữa (café-au-lait), nevus spilus và nevus Becker. Điều trị các nevus bẩm sinh hay mắc phải vẫn còn là vấn đề bàn cãi vì có thể không phá hủy hết được những tế bào nevus nằm ở sâu. Kết quả điều trị cũng còn hạn chế trong các tổn thương Melasma và tăng sắc tố sau viêm. Các thương tổn tăng sắc tố ở da được chia làm 3 loại.
Tổn thương ở thượng bì gồm: nốt ruồi, dát cà phê sữa, tàn nhang, bớt sắc tố, hạt cơm da dầu, dày sừng do ánh nắng.
Tổn thương ở trung bì gồm bớt xanh, bớt ota, bớt ito, xăm mình, tăng sắc tố sau gây xơ.
Tổn thương tăng sắc tố hỗn hợp có cả ở trung bì và thượng bì gồm: bớt becker, tăng sắc tố sau viêm, rám má.
Hầu hết các biện pháp điều trị các tổn thương tăng sắc tố ở thượng bì là phá bỏ như sử dụng tuyết carbon, lột bằng acit tri –clo-a-xe-tic..v..v. Các biện pháp này đôi khi gây ra các sẹo giảm sắc tố hoặc sẹo tăng sắc tố, sẹo teo hay sẹo quá phát. Các hoá chất như hydrroquinone gây ức chế các men oxy hoá chuyển tyrosine thành DOPA trong tế bào sắc tố đem lại kết quả điều trị tốt ở một số trường hợp. Tuy nhiên phương pháp này có thể gây biến chứng mất sắc tố không hồi phục ngay cả ở những vùng xa với tổn thương.
Điều trị các tổn thương ở trung bì bằng bất kỳ biện pháp nào cũng dễ để lại sẹo. Bất kỳ một tổn thương tăng sắc tố nào cũng có biểu hiện tăng melanine. Do vậy, để điều trị các tổn thương này cần sử dụng các loại laser có bước sóng được hấp thu chủ yếu bởi các hạt melanine (300 – 1000nm). Melanine là một chất trơ, tập trung trong các tiểu thể melanosome. Các tiểu thể này có kích thước 1 ´ 0,5 ´ 0,75 mm và thời gian toả nhiệt xấp xỉ 10 –100 nano giây. Khi hạt melanosome bị phá huỷ sẽ kéo theo sự thoái hoá của tế bào sắc tố. Laser có tác dụng phá huỷ melanosome là laser xef excimer (351nm, thời gian xung là 20 nano giây) laser PDPL (530nm, 750 nano giây).
2.1. Những thương tổn tăng sắc tố da ở thượng bì
* Lentigines:
Là những dát đỏ, hình tròn hay hình bầu dục, màu đen, vị trí ở bất kỳ vùng nào của cơ thể bao gồm cả niêm mạc, kích thước vài milimet cũng có khi vài centimet.
Lentigo simplex: rất thường gặp, đặc biệt là ở trẻ em, màu của tổn thương đồng nhất từ màu nâu đến màu đen. Mô bệnh học cho thấy có sự kéo dài của nhú bì xuống dưới trung bì, tăng số lượng của tế bào sắc tố và các tế bào của lớp cơ bản cũng có hiện tượng tăng sắc tố.
Lentigo do ánh nắng mặt trời: là loại lentigo mắc phải do tác dụng của ánh nắng mặt trời. Số lượng tổn thương tăng lên theo tuổi. Hình ảnh mô bệnh học giống với lentigo simplex.
Lentigo có thể kết hợp với các biểu hiện khác như trong hội chứng peutggegher, hội chứng leopard, lentigo lan tỏa,...Tất cả các loại tổn thương này có thể được điều trị bằng nhiều loại laser khác nhau. Laser candela PDPL với mật độ năng lượng 3 – 4/cm2 trong 2 – 3 lần để làm sạch tổn thương. Ngoài ra có thể dùng laser YAG Q – Swiched.
* Dát cà phê sữa:
Là những dát màu nâu, phẳng, kích thước từ 2 –20cm, giới hạn rõ. Dát cà phê sữa gặp ở 13, 8 % ở người bình thường. Ngoài ra, tổn thương này còn gặp trong các hội chứng như u xơ thần kinh, hội chứng albrright, hội chứng marfan. Trên hình ảnh mô bệnh học có thấy số lượng tế bào sắc tố và hiện tượng tăng sắc tố ở lớp đáy cũng như lớp sừng. Laser candela PDPL có tác dụng tốt, với mật độ năng lượng 2 – 3 J/cm2, khi điều trị nên điều trị một lần toàn bộ tổn thương vì nếu điều trị một phần sẽ bị tái phát. Ngoài ra các laser khác cũng có kết quả như argon, ruby, YAG…
* Tàn nhang:
Là những dát màu nâu ở vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Tổn thương xuất hienẹ ở trẻ em và tăng lên về mùa hè. Bệnh thường gặp ở những người da trắng, tóc màu hung. Hình ảnh mô bệnh học cho thấy các nhú bì bình thường, có hiện tượng tăng sắc tố ở lớp đáy nhưng số lượng sắc tố bình thường. Tuy nhiên người ta thấy tế bào sắc tố và các hạt melanosome lớn hơn bình thường. Đây là tổn thương lành tính.
Điều trị tàn nhang chủ yếu do nhu cầu thẩm mỹ. Có nhiều phương pháp điều trị nhưng tránh ánh nắng là quan trọng nhất, đặc biệt về mùa hè. Các loại laser màu có tác dụng tốt để điều trị tàn nhang như laser candela PDPL, laser ruby, laser YAG.
* Nốt ruồi:
Nốt ruồi thường xuất hiện sau 6 –12 tháng của cuộc đời. Kích thước và số lượng của thương tổn tăng lên theo mức độ lớn của cơ thể và đạt đến mức tối đa ở tuổi 30 –40. Một số trường hợp có thể gây ung thư hoá. Trong trường hợp nốt ruồi tiến triển không bình thường như trở lên đen hơn, dễ chảy máu, bờ không đều, v..v. hoặc do nhu cầu thẩm mỹ, thì cần phải điều trị bằng phẫu thuật cắt bỏ hay điều trị bằng laser. Laser candeda PDPL hay laser alexanderite có tác dụng với liều từ 3 –6 J/cm2.
* Bớt bẩm sinh:
Tổn thương xuất hiện ngay sau khi đẻ. Theo thống kê, bớt bẩm sinh xuất hiện từ 1 – 2,5% ở trẻ sơ sinh. Tổn thương thường có màu đen, giới hạn rõ, kích thước thay đổi từ một vài centimet đến vài chục centimet. Tỷ lệ ung thư chiếm khoảng 6,3%. Do vậy biện pháp điều trị tốt nhất là phẫu thuật cắt bỏ.
* Bớt sắc tố SPILI:
Là tổn thương có những chấm sắc tố trên nền một dát cà phê sữa, vị trí thường gặp ở thân mình và chi dưới. Một số ít trường hợp có thể gây ung thư hoá. Nói chung loại tổn thương này đáp ứng với laser.
* Dày sừng da dầu:
Tổn thương là những sẩn, nổi cao trên mặt da, tăng sắc tố, tập trung chủ yếu ở trên mặt, vùng da đầu. Có nhiều phương pháp để điều trị như đốt điện, áp lạnh,vv… Laser CO2 cho kết quả tốt. Một số loại laser khác cũng mang lại hiệu quả điều trị cao như laser candela PDPL, laser ruby, nhưng tốn kém.
2.2. Những thương tổn tăng sắc tố da ở trung bì
* Bớt Ota:
Tổn thương là những dát màu nâu hay màu xanh xám, khu trú ở mặt, tương ứng với vùng chi phối của nhánh 1 và 2 của dây thần kinh tam thoa. Thường tổn thương khu trú ở một bên cơ thể, nhưng có trường hợp tổn thương lan toả đối xứng hai bên. Ngoài thương tổn ở da, một số trường hợp có kết hợp với tổn thương ở giác mạc. Căn sinh bệnh học ở bớt ota, hiện nay chưa biết rõ. Bệnh thường gặp ở Châu Á, đặc biệt là ở Nhật, bệnh chiếm tỷ lệ 1 –2% dân số. Tỷ lệ xuất hiện ở nữ nhiều hơn nam.
Hình ảnh mô bệnh học cho thấy thượng bì hoàn toàn bình thường, ở trung bình nông, các tế bào sắc tố dẹt, có hình 2 cực, tập trung thành đám. Việc điều trị bớt sắc tố ota hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, áp tuyến carbon là biện pháp điều trị chủ yếu cho kết quả tốt, nhưng có thể xảy ra các biến chứng như sẹo quá phát hoặc sẹo giảm sắc tố. Gần đây vi phẫu thuật là biện pháp điều trị tương đối có kết quả. Laser ruby, laser YAG, laser alexanderite có tác dụng tốt. Mật độ năng lượng từ 6 –10 J/cm2 cần điều trị từ 1 –7 lần.
* Bớt Ito:
Là rối loạn sắc tố màu nâu hay màu xanh xám. Tổn thương mô bệnh học giống với bớt Ota. Vị trí của tổn thương của vùng bả vai hay phần trên của cánh tay. Điều trị còn gặp nhiều khó khăn. Laser Q – Switched Alexandrite và Q – Switched Ruby có tác dụng tốt.
* Bớt xanh:
Là một tổn thương tăng sắc tố ở trung bì. Biểu hiện lâm sàng là một sẩn đơn độc, giới hạn rõ, kích thước từ 1 – 8 cm, nổi cao trên mặt da, thường gặp ở trẻ em và người trẻ tuổi. Tổn thương thường gặp ở nam nhiều hơn nữ. Hình ảnh mô bệnh học cho thấy tế bào sắc tố nằm ở trung bì giữa và trung bì sâu, đôi khi xâm lấn xuống lớp hạn bì, các cụm tế bào sắc tố có thể tập trung ở giữa các bó sợi collagen và có xu hướng tập trung nhiều hơn ở các tuyến phụ. Bệnh nhân đến điều trị chủ yếu là lý do thẩm mỹ. Rất hiếm khi có hiện tượng ung thư hoá. Phẫu thuật cắt bỏ là biện pháp điều trị tốt nhất.
2.3. Những thương tổn tăng sắc tố hỗn hợp
* Bớt Becker:
Bớt Becker xuất hiện trong thời kỳ niên thiếu hay lúc còn trẻ tuổi. Biểu hiện là một đám da màu nâu sáng có kích thước thay đổi từ 2 – 40cm, ở bất kỳ một vị trí nào của cơ thể. Trên bề mặt của tổn thương có hiện tượng tăng sừng ở nhiều mức độ và lông ở trên thương tổn mọc dày. Hình ảnh mô bệnh học cho thấy các nhú bì không nhúng sâu xuống trung bì, tăng sắc tố ở lớp cơ bản, ở trung bì có tập trung các tế bào sắc tố. Phẫu thuật là biện pháp điều trị có hiệu quả, tuy nhiên với một số trường hợp kích thước của tổn thương quá lớn thì điều trị bằng laser lại mang tính ưu việt. Các loại laser thường được dùng để điều trị bớt becker là laser ruby hay laser candela PDRL.
* Rám má:
Rám má là hiện tượng tăng sắc tố ở thượng bì hoặc tăng sắc tố kết hợp cả ở thượng bì và trung bì. Tổn thương hay gặp ở trên mặt, màu sắc thay đổi từ màu nâu nhạt đến màu nâu tối, đối xứng hai bên. Bệnh hay gặp ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai hoặc có sử dụng thuốc tránh thai. Cơ chế bệnh sinh cho đến hiện nay vẫn chưa được biết rõ ràng. Người ta thấy 21% các trường hợp bệnh nhân có tính chất gia đình.
Dựa vào hình ảnh mô bệnh học, rám má được chia làm hai loại:
+ Loại thượng bì: biểu hiện tăng sắc tố chủ yếu ở lớp đáy. Các tế bào sắc tố có chứa nhiều hạt melanosome.
+ Loại ở trung bì: được đặc trưng bởi hiện tượng tăng sắc tố ở thượng bì và trung bì.
Trên lâm sàng để phân biệt hai loại rám má này người ta dùng đèn wood. Khi chiếu đèn wood vào tổn thương nếu thấy màu của thương tổn tăng đậm lên chứng tỏ tổn thương khu trú ở thượng bì.
Hiện nay, điều trị rám má vẫn còn là một vấn đề thách thức. Có nhiều biện pháp đã được áp dụng điều trị như dùng hoá chất, điều trị lạnh, v..v.. nhưng không có biện pháp nào hoàn hảo. Có thể dùng nhiều loại laser điều trị như laser candela PDPL, laser Q – Switched Alexandite, laser ruby,….nhưng kết quả vẫn còn hạn chế. Kết hợp laser với các thuốc bôi như vitamin A axit, hydroquinone và kem chống nắng đem lại kết quả tương đối khả quan.
Tăng sắc tố sau điều trị gây xơ:
Tăng sắc tố sau điều trị giãn tĩnh mạch hoặc mao mạch bằng tiêm các chất gây xơ giống với hiện tượng tăng sắc tố do ứ đọng hemosiderin. Người ta thấy rằng sau khi sử dụng sodium tetradecyl sulffate thấy 30% trường hợp bệnh nhân có biểu hiện tăng sắc tố. Laser hơi đồng và laser candela có tác dụng tốt trong điều trị loại tăng sắc tố này vì hemosiderrin hấp thu ánh sáng có bước sóng từ 510 – 515nm.
* Tăng sắc tố sau viêm:
Hiện tượng tăng sắc tố sau viêm rất thường gặp, tuy nhiên việc điều trị còn gặp nhiều khó khăn. Bình thường sắc tố có thể giảm dần trong một thời gian từ 3 – 6 tháng. Laser candela hoặc Q – Switched Ruby có tác dụng làm giảm sắc tố trong thời gian ngắn.
3. Chỉ định điều trị thương tổn sắc tố da do xăm mình:
Người ta thấy rằng xăm mình có từ Thời kỳ đồ đá ( 12 000 năm trước công nguyên). Lúc đầu con người chỉ trà tro vào các vết cắt da trong dịp lễ hội. Cho đến Thời kỳ đồ đồng ( 8000 năm trước công nguyên) xuất hiện hình thái xăm nghệ thuật.
Theo ước tính ở Mỹ có khoảng gần 9% đến 11% đàn ông xăm mình và hàng năm có khoảng từ 50 từ ngàn đến 100 ngàn phụ nữ xăm mình. Nói chung xăm mình ít được cộng đồng chấp nhận, đặc biệt ở những nước tây bán cầu, xăm được coi như là một hình thức bạo lực, chống đối xã hội và là hàng rào cản để xin việc làm. Khoảng 50 phần trăm xăm mình cảm thấy tiếc khi đã làm việc đó.
3.1. Các loại xăm mình
3.1.1 Xăm do chấn thương
- Thường là do tai nạn giao thông. Các chất tồn tại trong da là các mảnh hữu cơ, goudron, carbon..v..v.
- Do tai nạn bắn súng: Chất xăm là thuốc súng
- Do thuốc: Sau khi tiêm các thuốc có dẫn chất của sắt tiêm vào cơ thể thường là ở mông hay sau khi sử dụng chất đánh dấu để điều trị quang tuyến như xanh methylen hoặc tím gentian.
3.1.2. Xăm nghệ thuật:
- Xăm nghiệp dư: chỉ dùng một loại mực, thường là mực tàu có màu đen.
- Xăm chuyên nghiệp: Với nhiều loại mực khác nhau được sử dụng nên rất khó điều trị.
- Xăm thẩm mỹ: như xăm mí mắt, xăm môi, cung lông mày v..v… Chất xăm thường dùng là Oxyt kẽm.
3.2. Các chất xăm mình
- Màu đen: Carbon, oxit sắt, goudron
- Màu xanh da trời: cobaltic aluminate
- Xanh lá cây: Chrome oxede, Hydrated chromium sesquioxide, malachite green, chì, sắt v…v.
- Màu đỏ: muối thuỷ ngân, đất siennia v..v…
- Màu vàng: muối cadmium, đất son
- Màu nâu 7: đất son
- Màu tím: tím mangan
- Máu trắng: titan, oxit kẽm
3.3. Điều trị
3.3.1 Các biện pháp cơ học:
- Biện pháp cổ điển nhất được mô tả từ thế kỷ thứ 4 sau công nguyên đó là trà và đắp muối vào tổn thương. Dùng muối tinh thể trà vào vết xăm đến khi chảy máu sau đó đắp gạc có muối trong thời gian 24 giờ.
- Bào da
Nhược điểm là dễ để lại sẹo xấu hoặc không lây hết chất màu.
- Phẫu thuật cắt bỏ: biện pháp này có thể áp dụng tốt trong trường hợp vết xăm nhỏ và ở vùng da chun giãn tốt.
3.3.2 Dùng hoá chất:
Một số hoá chất như axit tanic, nitơ trát bạc đã được dùng đẻ xoá xăm bằng cách bôi lên tổn thương sau khi rạch rất dễ để lại sẹo xấu.
Dung dịch Phenol, axit Trichloracetic (TCA) cùng đã được sử dụng để xoá xăm theo phương pháp lột da.
3.3.4 Xoá xăm bằng nhiệt:
- Xoá xăm bằng nhiệt là biện pháp khá thô bạo, được sử dụng từ rất nhiều thế kỷ nay. Lửa, cục than nóng, thuốc là v…v..gây bỏng không thể kiểm soát được là nguyên nhân gây sẹo trầm trọng. Sử dụng dao đốt điện để xóa xăm cũng gây ra những hậu quả không mong muốn tương tự.
- Nitơ lỏng với nhiệt độ – 196 0c cũng đã được áp dụng thành công. Tuy nhiên người ta thấy rằng thời gian lành vết thương rất chậm và cũng có thể cho kết quả không mong muốn.
3.3.5 Xoá xăm bằng laser:
Năm 1963 Goldman đã sử dụng laser ruby và laser argon để xoá xăm. Sau đó có rất nhiều loại laser khác được áp dụng điều trị.
- Laser argon: Laser argon phát ra chùm tia có bước sóng 488 và 514nm, được hấp thu bởi các chất màu đen. Tuy nhiên trên lâm sàng kết quả không đạt được tuyệt đối vì Hemoglobin cũng hấp thu chùm tia có bước sóng trong giới hạn này. Do vậy Laser argon cũng gây tổn thương nhiệt không mong muốn cho da. Để xoá xăm chùm tia là 1mn. Sau 48 giờ xuất hiện bọng nước ở thượng bì nông và hoại tử các sợi Collagen ở nhú bì. Dưới tác dụng của tia Laser các chất màu bị bẻ gãy hoặc bị ôxy hoá sau 3 tháng điều trị người ta thấy các tế bào xơ xuất hiện ở nhú bì và phần trên của trung bì lưới. Hiện tượng đại thực bào các chất màu xuất hiện ở trung bì đặc biệt là trung bì sâu.
- Laser CO2:
Laser CO2 có bước sóng 10,600nm và được hấp thu chủ yếu bởi nước, không đặc hiệu đối với các tổn thương tăng sắc tố. Do vậy xoá xăm bằng laser CO2 thường để lại sẹo rất xấu. Để giảm bớt nguy cơ sẹo xấu người ta đã kết hợp laser co2 và bôi mỡ urea 50%. Sau khi lấy bỏ từ 30 đến 40% lượng sắc tố, bôi mỡ urea hàng ngày trong thời gian 1 đến 2 tuần. Sự kết hợp này vừa có tác dụng loại bỏ phần sắc tố còn lại vừa có tác dụng hạn chế sẹo quá phát.
- Các loại laser xung:
+ Laser ruby: Năm 1965 Goldam đã so sánh tác dụng của Laser Q – switched ruby có xung ở mức nano giây với laser ruby xung có bước sóng micro giây thấy chùm tia có xung ở mức micro giây gây hiện tượng hoại tử không đặc hiệu do nhiệt trong khi đó chùm tia xung ở mức nano giây chỉ gây phù nề thoáng qua, không gây hiện tượng hoại tử, các chất màu bị phá vỡ thành những phân tử có kích thước nhỏ hơn và tồn tại ở lớp sâu hơn của trung bì. Taylor và cộng sự đã phân tích trên kích hiển vi điện tử thấy rằng các phân tử màu trong tổn thương xăm có kích thước từ 2 –400nm. Hầu hết các phân tử này có kích thước 40nm và có rất ít số lượng phân tử có kích thước nhỏ từ 2 – 4nm và những phân tử có kích thước lớn 400nm. Sau khi chiếu tia laser Q – switched ruby cả 3 loại phân tử này vẫn tồn tại trong tổn thương xăm nhưng thêm vào đó còn có các phân tử hình tròn hoặc hình lá không bắt màu kích thước từ 25 – 40nm xuất hiện trong toàn bộ trung bì thậm chí cả ở lớp mỡ dưới da. Cơ chế tác động của Laser Q – switched ruby là khi hấp thụ năng lượng của chùm tia có xung ở mức nano giây, nhiệt độ của các phân tử màu sẽ tăng lên quá 10000 C gây phá vỡ các phân tử này.
Laser Q – switched ruby tương đối có hiệu quả đối với xăm mình, ít gây sẹo. Tuy nhiên cần phải điều trị nhiều lần. Khoảng cách giữa các lần điều trị trung bình từ 4 đến 5 tuần. Để làm sạch được tổn thương xăm, Kilmer và Anderson đã phải điều trị từ 6 – 10 lần, có những trường hợp bệnh nhân phải điều trị đến 20 lần bằng Laser Q – switched ruby có chùm tia xung từ 40 – 80 nano giây, mật độ công xuất từ 6 – 8J/cm2. Ngoài ra một số trường hợp gây ra giảm sắc tố hoặc là thay đổi cấu trúc của tổ chức da sau điều trị.
Laser Q – switched YAG có bước sóng là 1.064 nano mét có thể xuyên sâu hơn vào trong trung bì nhưng lại ít bị hấp thu hơn bởi sắc tố melanin so với điều trị laser ruby. Do vậy laser YAG xung hạn chế được hiện tượng giảm sắc tố sau điều trị, nhưng lại hay gây ra thay đổi cấu trúc của tổ chức so với laser ruby.
Laser Alexandrite có bước sóng 755 nano mét được hấp thu bởi các phân tử màu đen, xanh và màu đỏ do vậy có tác dụng tốt để điều trị xăm chuyên nghiệp. Số lần điều trị trung bình từ 4 đến 10 lần. Khoảng cách giữa hai lần điều trị từ 4 đến 5 tuần. Tuy nhiên, giảm sắc tố sau điều trị rất thường gặp chiếm 50% số bệnh nhân điều trị. Sự giảm sắc tố này chỉ là tạm thời, có thể hồi phục sau 1 – 12 tháng. Sự thay đổi này chỉ là tạm thời, nó có thể phục hồi sau 1 – 12 tháng. Sự thay đổi cấu trúc của tổ chức da có thể xảy ra (10%) nhưng hiện tượng này có thể phục hồi sau từ 3 – 9 tháng. Liều sử dụng điều trị từ 6 – 8J/cm2.
Laser candela PDPL có bước sóng 510 nm dưới dạng xung 300nm cũng có thể dùng để điều trị xăm mình. Với công suất từ 3 đến 3,75 8J/cm2 có tác dụng tốt đối với các vết xăm màu đỏ. Ngoài ra các vết xăm màu vàng, màu da cam và màu tím cũng đáp ứng tốt với loại laser này.
Để đánh giá và tiên lượng kết quả điều trị, phải dựa vào nhiều yếu tố như màu sắc, loại chất màu, đậm độ, độ sâu và thời gian vết xăm cũ hay mới. Nói chung màu đen và màu xanh đậm đáp ứng tốt đối với các loại laser Q-switched. Màu xanh lá cây đáp ứng tốt với Laser candela PDPL nhưng đáp ứng ở mức độ khác nhau đối với Laser ND: YAG. Màu nâu và màu tím rất ít đáp ứng với điều trị. Các chất màu có nguồn gốc hữu cơ và carbon thì dễ điều trị. Đối với các vết xăm sâu, đậm màu và lâu ngày thường phải điều trị nhiều lần và có nhiều nguy cơ xuất hiện sẹo xấu hoặc mất sắc tố sau điều trị.
4. Công nghệ Laser trị nám thế hệ mới: (Công nghệ Laser Toning).
Spectra Laser Toning là công nghệ đột phá 2012 được Lutronic đăng ký độc quyền, phân hủy quang nhiệt chọn lọc ở mức dưới tế bào mà các thế hệ laser trước không khắc phục được. Vì không phá hủy tế bào nên sau điều trị vết nám và tàn nhang nhanh chóng bị phân hủy đưa lại làn da trắng mịn.
Gần đây nhất tháng 2 năm 2012 Spectra Laser được FDA – Mỹ công nhận về điều trị nám. Công nghệ Laser Spectra phát chùm tia Laser ở một bước sóng chuyên biệt, xung động ngắn, và năng lượng cao, được chiếu lên da với những vùng điều trị vi nhiệt, tia Laser này sẽ đi xuyên sâu qua da, tác động chọn lọc trên những thương tổn sắc tố melanocyt. Sự hấp thụ nhanh năng lượng và chọn lọc này sẽ phá huỷ các melanocyt gây nám, sau đó với hệ thống lọc tự nhiên của cơ thể, thông qua các bạch cầu dọn sạch các chất bị phân hủy và dần dần được đưa ra bên ngoài cơ thể. Đặc biệt là các nám ở sâu bên dưới lớp biểu bì, tia laser này vẫn có thể xuyên sâu và phá hủy được nó.
Spectra Laser Toning điều trị các loại nám: Nám mảng: Nám mọc thành từng mảng trên bề mặt da. Nám sâu: Nám mọc rải rác các nốt, có chân nằm sâu dưới lớp trung bì của da. Nám hỗn hợp: Vừa có nám mảng, vừa có nám sâu
4. Những vấn đề cần chú ý về an toàn trong Laser y học:
4.1. Bảo vệ cho mắt
Nguồn sáng thông thường phát chùm tia ra mọi phía, trong khi laser chỉ phát chùm đi theo một hướng có góc mở rất hẹp. Do vậy, với ngay cả chùm tia laser có công suất thấp ở khoản cách xa cũng có thể gây tổn thương cho mắt. Mức độ tổn thương phụ thuộc vào công suất, buớc sóng của chùm tia laser, thời gian tác dụng và tính chất hấp thụ chùm tia các bộ phận của mắt.
Khả năng xuyên sâu vào mắt tuỳ thuộc vào bước sóng của bức xạ Ánh sáng nhìn thấy và tia hồng ngoại có thể xuyên sâu tới võng mạc. Như vậy, các nguồn laser có mật độ năng lượng cao mà có bước sóng trong vùng nhìn thấy hoặc vùng hồng ngoại gần (400-1400nm) như Nd YAG (1064mm), KTP (532nm), agron (488nm) có thể gây thương tổn ở võng mạc.
Trái lại với tia tử ngoại và tia hồng ngoại xa chỉ có thể gây thương tổn giác mạc và thuỷ tinh thể. Laser CO2 có bước sóng 10.600nm gây tổn thương chủ yếu ở giác mạc.
Mật độ năng lượng ảnh hưởng rất lớn đến mức độ tổn thương ở mắt Mật độ năng lượng cao sẽ gây ra các tổn thương trầm trọng. đôi khi thủng giác mạc. Một chùm tia laser He-Ne có công suất 1mw (thường làm dùng tia dẫn đường trong các thiết bị phẫu thuật) có thể đạt tới một độ năng lượng hấp thụ trên võng mạc cao hơn nhiều so với khi ta nhìn trực tiếp lên mặt trời.
Để bảo vệ mắt một cách hiệu quả, đơn giản, dễ dùng và tiện lợi chính là kính bảo vệ.Tuỳ thuộc vào từng loại laser mà có từng loại kính thích hợp.(khi mua thiết bị bao giờ cũng được bán kèm theo). Các tia khúc xạ từ trang thiết bị y tế trong phòng laser cũng có thể gây thương tổn cho cho mắt, đó là lý do vì sao trong phẫu thuật sử dụng laser công suất cao ngưòi ta phải mạ đen bề mặt đa số các dụng cụ ngoại khoa.
Bệnh nhân cũng phải được đeo kính hoặc dùng gạc ẩm phủ lên mắt Những thủ thuật ở gần mắt có sử dụng laser cần phải có dụng cụ chuyên biệt để bảo vệ mắt.
Qui định an toàn để bảo vệ mắt:
Tất cả mọi ngưòi đều phải đeo kính khivào phòng laser:
-Đeo kính phù hợp với từng loại laser
-Kính phải có tấm bảo vệ ở hai bên.
-Gọng kính phải được bọc
-Kính không bị xước ,nứt..
- Bệnh nhân cũng phải được bảo vệ mắt.
4.2. Bảo vệ da
Khác với ở mắt, các tổn thương ở da do tia laser trực tiếp hay tia laser phản xạ thường là quá trình thuận nghịch (có khả năng phục hồi), vì thế thương tổn ở da không nghiêm trọng như thương tổn ở mắt.
Độ xuyên sâu của tia laser vào da phụ thuộc vào bước sóng của chùm tia. Năng lượng laser được hấp thu chuyển thành nhiệt năng làm tăng nhiệt độ của da. Tuỳ theo nhịêt lượng và thời gian tác dụng mà có thể gây biến tính protein (từ thuận nghịch đến bất thuận nghịch) làm bốc bay hay phá huỷ mô hoàn toàn. Khi nhiệt độ tăng lên đến 57° c thì sau 10 giây protein sẽ biến tính không hồi phục nhưng nếu nhiệt độ chỉ ở 45°c thì cần thời gian từ 6-7 giờ mới có thể gây biến tính vĩnh viễn protein.
Để bảo vệ cho da bệnh nhân cũng như của nhân viên y tế, các động tác của phẫu thuật viên phải hết sức chính xác. Bệnh nhân cần phải được gây tê tốt tránh cử động khi đang làm thủ thuật để không đốt ra vùng da lành. Máy luôn để ở chế độ chờ (standby) khi không tiến hành phẫu thuật.
4.3. Các mối nguy hiểm gián tiếp: Cần chú ý phòng tránh cháy nổ, thực hiện nghiêm chỉnh các nguyên tắc an toàn về điện. Không tháo dỡ hộp bảo vệ khi máy hoạt động để tránh những bức xạ không đồng bộ gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và tác hại của khói.
* Khói là sản phẩm của quá trình bốc bay có thể nguy hiểm vì trong khói có thể chứa:
-Vi rút sống và AND của virut.
-Cácbon và phức hợp như Formol dehyte, ben zen.
-Mùi khói đậm đặc
-Tổ chức của cơ thể bị phá huỷ như tế bào ung thư, máu, dịch tổ chức.
Hậu quả có thể gây nguy hiểm cho nhân viên y tế như viêm đường hô hấp khí phế thũng, đau đầu . v.v…
Hơn nữa trong khói có nhiều khi CO và một số chất khác có thể gây ung thư
* Phòng tránh tác hại của khói.
+ Hút khói lọc carbon:
Tốc độ hút của máy phải được đảm bảo không quá mạnh hoặc quá yếu để hút đi tối đa lượng khói được thải ra. Để đạt được điều này, tốc độ hút của máy phải đạt 40 feet vuông/ 1 phút. (1 foot = 30,48cm) không khí. Các màng lọc thông thường có thể lọc được tiểu thể <0,1µm
Khoảng cách từ đầu ống hút đến điểm đốt có ý nghĩa quan trọng. Khi ống hút cách 1 cm thì 98,6 % lượng khói hút. Nhưng khi khoảng cách đó tăng 2 cm thì lượng khói hút đi giảm 50%.
+ Khẩu trang
Khẩu trang chuyên dụng có vai trò như một màng lọc tích điện để lọc các tiểu thể nhỏ như virut. Lưu ý khi sử dụng khẩu trang phải đảm bảo kín. Khi ẩm phải thay ngay.
Tin tức khác
Điều gì sẽ xảy ra khi điều trị mụn bằng Tretinoin (Retin-A)
Mua máy giảm béo nào hiệu quả nhất hiện nay
BÍ QUYẾT CHĂM SÓC DA NGÀY TẾT ĐỂ DA LUÔN SÁNG MỊN, HỒNG HÀO